Truyện Trạng Quỳnh phần 1

Truyện trạng Quỳnh là một trong những truyện cười dân gian về một vị quan trạng nổi tiếng thanh liêm thông minh tốt bụng và được mọi người yêu mến cùng tìm hiểu thêm một số thông tin về Trạng Quỳnh.
Nguyễn Quỳnh (1677-1748) là một danh sĩ thời Lê - Trịnh (vua Lê Hiểu Tông), từng đỗ Hương cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên.

truyen-trang-quynh
Truyện cười dân gian - Trang Quỳnh

Tonghoptruyencuoionline xin tổng hợp bộ truyện cười dân gian Trạng Quỳnh mời các bạn đón đọc. Ở phần 1 này bao gồm các truyện: Đầu to bằng cái bồ, Đất nứt con bọ hung, Dê chửa đực.

1. Đầu to bằng cái bồ
 Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh
đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch. Hồi ấy bọn trẻ thường chơi trò xước
xách, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng. Trong trò chơi, Quỳnh bao giờ cũng lấn lướt.
 Một đêm mùa thu, trăng tháng tám sáng vằng vặc, đang chơi với đám trẻ ở sân nhà,
Quỳnh bảo:
 - Chúng bay làm kiệu cho tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người mà cái đầu to bằng
cái bồ!
 Lũ trẻ tưởng thật, liền tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi vòng vòng quanh sân, mệt
thở muốn đứt hơi. Xong, chúng nhất định bắt Quỳnh phải giữ lời hứa. Lúc ấy trăng đã
mờ, Quỳnh bảo:
 - Tụi bây đứng đợi cả ở đây, tôi đi đốt lửa soi cho mà xem!
 Bọn trẻ nhỏ hơi sợ, không dám ở lại, chỉ những đứa lớn hơn, bạo dạn đứng chờ.
Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo:
 - Kìa, trông trên vách kìa. Ông to đầu đã ra đấy!
 Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ
thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền, Quỳnh chạy vào buồng đóng
cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.

2. Đất nứt con bọ hung
 Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất
chúng khi học rất giỏi và đối đáp hay, nhất là khi ứng khẩu.
 Trong làng cậu bé Quỳnh có một người hay chữ nhưng tính tình kiêu ngạo, đi đâu
cũng khoe khoang, tên gọi là ông Tú Cát. Tất nhiên, từ nhỏ Quỳnh đã ghét những người
có bản tính như vậy. Một hôm, Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám thì Tú Cát đi qua.
Đã được nghe người ta đồn đãi về thần đồng này, Tú Cát không ưa gì Quỳnh, ông ta ra vẻ
kẻ cả gọi Quỳnh đến bảo:
 - Ta nghe thiên hạ đồn mày là đứa thông minh, ứng đáp rất giỏi. Bây giờ ta ra cho
mày một vế đối, nếu mà không đối được thì sẽ biết tay. Nhất định ta sẽ đánh đòn cho
chừa các tật láo, nghe chưa!
 Nói xong, không đợi Quỳnh thưa lại, Tú Cát liền gật gù đọc:
 - "Lợn cấn ăn cám tốn."
 Đây là một câu đối rất hắc búa bởi "Cấn" và "Cám" vừa chỉ lợn và thức ăn của lợn, lại
vừa là hai quẻ trong kinh Dịch, người có học nhiều còn thấy khó. Thế nhưng, không nao
núng, Quỳnh đọc lại ngay:
 - "Chó khônss chớ cắn càn."
 Quả là một vế đối vừa chỉnh vừa có ý xỏ xiên. "Khôn" và "Càn" cũng là hai quẻ trong
kinh Dịch, Quỳnh lại còn ngầm ý chưởi Tú Cát là đừng có mà rắc rối. Bị thằng nhỏ hơn
mình chơi lại một đòn đau, Tú Cát tức lắm, hầm hầm bảo:
 - Được để coi mầy còn thông minh đến cỡ nào. Tao còn một vế nữa, phải đối ngay thì
tao phục!
 Nói xong Tú Cát đọc ngay:
 - "Trời sinh ông Tú Cát!"
 Vế vừa ra mang tính cách ngạo nghễ, phách lối. Nào ngờ, Quỳnh chỉ ngay xuống đất,
dưới lớp phân heo đùn lên những ụ nhỏ mà đáp:
 - "Đất nứt con bọ hung!"
 Đến nước này thì dù tức đến hộc máu mồm, Tú Cát cũng đành cút thẳng.

3. Dê chửa đực
Tiếng tăm về một thần đồng nhanh chóng được truyền tụng khắp nơi, ngày càng lan
rộng và đến tận kinh đô. Nhà vua muốn biết hư thực ra sao, nhưng là người chuộng nhân
tài, sau khi suy nghĩ, vua bèn ban lệnh: Cả phủ Thanh Hóa, mỗi làng phải đem nộp một
con dê đực đang chửa. Sau hai tháng, nếu làng nào không có sẽ bị trị tội. Cái lệnh chéo
ngoe ấy tất nhiên làm dân chúng phủ Thanh Hóa shốt hoảng sợ hãi. Cả làng Quỳnh ở, ai
cũng nhớn nhác lo âu. Tìm đâu ra dê đực chửa? Mà từ xưa đến giờ đã nghe ai nói cái
chuyện lạ lùng ấy đâu! Thế nhưng, khi biết chuyện đó, Quỳnh nói với bố:
 - Chuyện gì chớ chuyện này xin bố đừng lo. Bố cứ bảo dân làng chuẩn bị cho con một
trăm quan tiền và gạo ăn đường, con sẽ kiếm được dê đực chửa cho làng. Nghe Quỳnh
nói vậy, ông bố không tin, nhưng cũng thưa lại vơi dân làng. Người tin kẻ nghi nhưng
không còn có cách nào khác, mọi người đành làm theo yêu cầu của Quỳnh. Sáng hôm
sau, hai cha con Quỳnh lên đường. Họ đến kinh đô khi nhà vua có việc đi qua cửa Đông.
Quỳnh nép xuống cống sát vệ đường chờ. Khi xa giá nhà vua đến gần, Quỳnh khóc rống
lên. Nghe tiếng khóc có vẻ lạ, vua sai lính lôi đứa trẻ đang khóc lên hỏi nguyên do.
Quỳnh vờ như không biết đấy là vua, càng gào to, kể lể:
 - Mẹ tôi đã chết mấy năm nay, tôi nói mãi mà bố tôi không chịu đẻ em bé cho tôi bế...
 Vua nghe nói câu ấy, bật cười bảo rằng:
 - Ôi chao quả là một thằng bé đần độn. Ba mày là đàn ông mà đẻ làm sao được?
 Chỉ đợi cho vua nói vậy, Quỳnh liền nín ngay, rồi đứng chắp hai tay lại, nói thật trang
nghiêm:
 - Thưa ông, vậy mà nhà vua bắt dân làng tôi phải nộp dê đực chửa!
 Nghe nói vậy, nhà vua giật mình, biết ngay đây là đứa bé thần đồng mà bấy lâu mình
vẫn nghe đồn.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những tên khai sinh 'độc nhất vô nhị' tại Việt Nam

Những tên trộm 'bá đạo nhất hành tinh'

Bài toán tính lãi bán bò của học sinh lớp 3 gây đau đầu nhất năm 2016