Truyện Trạng Quỳnh phần 5

Truyện trạng Quỳnh là một trong những truyện cười dân gian về một vị quan trạng nổi tiếng thanh liêm thông minh tốt bụng và được mọi người yêu mến cùng tìm hiểu thêm một số thông tin về Trạng Quỳnh. Sau đây là phần 5 của bộ truyện bao gồm: Dòm nhà quan Bảng, Đối đáp với Đoàn Thị Điểm mời các bạn đón đọc

1. Dòm nhà quan Bảng

 Tương truyền rằng Quỳnh sinh cùng thời với nữ sĩ nổi tiếng, người đã dịch Chinh Phụ
Ngâm của Đặng Trần Côn ra thơ Nôm là Đoàn Thị Điểm.

      Ngày ấy, Quỳnh đã thành niên, nhà quan Bảng sinh ra thị Điểm, dạy học trò đông
lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Điểm. Học trò biết ý,
vào thưa với quan Bảng, ngài liền cho bắt vào hỏi:

      - Anh kia, anh muốn gì mà cứ thậm thò thậm thụt vào ra nơi đây?

      Quỳnh thưa:

      - Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.

      Quan Bảng nói:

      - Ta biết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học
trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!

      Quỳnh vâng.

      Quan Bảng ra một câu:

      - "Thằng quỷ ôm cái dấu đứng cửa khôi nguyên."

      Quỳnh ứng khẩu đối ngay:

      - "Con mộc dựa cây bàng dòm nhà Bảng nhãn."

      Quan Bảng ngạc nhiên vô cùng. Câu đối phải nói vào loại "Hóc" thế mà Quỳnh đọc
ngay không cần nghĩ ngợi gì chứng tỏ phải là người thông minh xuất chúng. Ông có bụng
yêu, bèn giữ Quỳnh lại nuôi cho ăn học. Từ ngày đó, như rồng gặp mây, Quỳnh học tấn
tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc mẫu. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu
học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh là tài giỏi hơn cả.

      Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả cô Điểm cho, mà cô Điểm nghe cũng
thuận.

      Quỳnh biết rằng cô Điểm chắc vào tay mình rồi, thỏa được ước nguyền, song tính
tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Điểm đứng đắn, thùy mị lại không ưa kiểu chớt nhả,
Quỳnh lại càng ghẹo dai. Chính vì vậy mới có những cuộc đối đáp lý thú về sau này...




2. Đối Đáp Với Đoàn Thị Điểm 

      Thuở còn đi học, Quỳnh càng ngày càng mê cô con gái thầy học là Đoàn Thị Điểm là
người vừa xinh đẹp, đoan trang lại giỏi văn thơ.

      Nhưng trêu chọc với nàng không dễ bởi ngoài tính tình đoan trang, Thị Điểm còn rất
giỏi văn thơ nhất là ứng đối. Có lần Quỳnh từ phố Mía về, Thị Điểm thấy Quỳnh đang
ngồi, liền ra ngay một vế đối có ý trêu:

     "Lên phố Mía gặp cô hàng mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường." (kẹo tiếng địa
phương còn có nghĩa là kéo lại).

      Gặp câu đối ra toàn mía, mật kẹo, đường, Quỳnh nghĩ mãi không ra vế đối, bí quá,
đành phải đánh bài chuồn.

      Một hôm, thấy cô Điểm vào buồng tắm, nhà vắng, Quỳnh nghịch ngợm gõ cửa đòi
vào. Cô Điểm vốn hay chữ, tức cảnh, ra ngay một vế đối, bảo Quỳnh đối được thì cho
vào. Câu đối như sau:

      - "Da trắng vỗ bì bạch!". (Bì bạch, chữ hán cũng có nghĩa là da trắng).

      Quỳnh nghĩ nát óc cũng không tìm ra câu để đối, đành lủi thủi bỏ đi nhưng nghĩ bụng
sẽ tìm dịp lỡm lại Thị Điểm.

      Một lần khác, Quỳnh ngồi đối diện với Thị Điểm qua cửa sổ Thị Điểm lại đọc một
câu:

      "Hai người ngồi song song hai cửa sổ." (Song là hai, song cũng có nghĩa là song cửa).
Lại một lần nữa, gặp câu quá hóc búa, Quỳnh bí quá đành lảng ra chỗ khác.

      Một hôm tối trời, thừa lúc Thị Điểm ra ngoài, Quỳnh lẻn vào giường Thị Điểm nằm
trước. Thị Điểm không biết, vào buồng sờ soạng, vô tình quờ ngay tay vào... Thị Điểm
biết ngay là Quỳnh nghịch ngợm, liền ra cho một vế đối, bảo không đối được sẽ mách
thầy học về tội sàm sỡ.

      Vế đối ra như sau:

      "Trướng nội vô phong phàm tự lập."

      (Trong phòng không có gió mà cột buồm lài dựng lên)

      Lần này Quỳnh đối được ngay:

      "Hưng trung bất vũ thủy trường lưu"

      (Trong bụng không có mưa mà nước vẫn chảy dài).

      Lần đó Quỳnh thoát tội.

      Nhân ngày xuân, thầy sai Thị Điểm đem lễ lên chùa. Quỳnh được thầy cho theo cùng.
Trên đường, Thị Điểm chỉ cây xương rồng bảo Quỳnh:

      - Cây xương rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long (Long là lỏng lẻo, chữ Hán long
nghĩa là rồng, mà chữ rồng đã dùng ở trên).

      Về ý, Thị Điểm nói bóng, Quỳnh ngang ngạnh, có dạy dỗ thế nào cũng không chuyển
được.

      Chữ đối đã khó, ý lại sâu xa. Thế mà Quỳnh đối lại được rất chỉnh, lại tỏ được cái ý
nhất quyết giữ cái tính ấy và còn thách thức Thị Điểm nữa. Quỳnh đối mhư sau:

      - Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử (Thử chữ hán nghĩa là chuột, mà
chữ chuột cũng đã dùng trên).

      Cũng qua lần đối đáp này, hai người thấy tư tưởng không hợp nhau nên từ đấy thôi
xướng họa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những tên khai sinh 'độc nhất vô nhị' tại Việt Nam

Những tên trộm 'bá đạo nhất hành tinh'

Bài toán tính lãi bán bò của học sinh lớp 3 gây đau đầu nhất năm 2016